Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Quy trình sản xuất nước đóng chai

Dây chuyền sản xuất nước đóng chai ngày càng được sử dụng nhiều. Nhiều khách hàng thắc mấc không biết quy trình sản xuất nước uống đóng chai như thế nào. Và ngay sau đây Việt Phát sẽ tổng hợp thông tin để gửi tới bạn.
Sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình bao gồm 3 công đoạn chính: lọc nước đạt tiêu chuẩn - chiết rót, đóng nắp - bảo quản thành phẩm. Chúng tôi xin được chia sẻ những thông tin cơ bản nhất để quý khách hàng tham khảo trước quyết định đầu tư sản xuất.

Quy trình lọc nước - xử lý nước
Bắt đầu từ Nguồn nước
Nhà đầu tư căn cứ theo quy mô sản xuất để chọn nguồn nước phù hợp. Các cơ sở nhỏ thường chọn nguồn nước máy. Nếu sản xuất với khối lượng lớn, nên chọn nguồn nước giếng ngầm. Nước ngầm thường có chất lượng ổn định, thuận tiện cho việc xử lý và chi phi thấp hơn so với xử lý các nguồn nước khác. Nếu may mắn tìm được nguồn nước tốt, chủ đầu tư sẽ giảm được rất nhiều chi phí, tiền bạc sau này. Thà một lần mất thời gian chọn nguồn nước còn hơn liên tục phải bảo dưỡng, bảo trì hệ thống.
Sau khi khoan được giếng, chọn được nguồn nước, nhất thiết phải làm xét nghiệm tổng quát vi sinh lý hóa, vừa là để tìm giải pháp công nghệ l- thiết bị lọc phù hợp, vừa là để lưu hồ sơ xin cấp giấy phép sau này. Căn cứ theo kết quả, có thể phải qua một hoặc nhiều công đoạn xử lý sau:
Lọc cặn thô:
Nếu thấy nước bị đục, có cặn hoặc chất lơ lửng, cần loại bỏ bằng lọc thô để chống nghẹt cho các thiết bị phía sau.
Khử sắt, mangan:
Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, bị kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có). Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý:
Làm mềm, khử khoáng
Nếu nước chứa nhiều can xi, sắt, khoáng, cần thiết phải được xử lý qua hệ thống trao đổi ion (Cation–Anion), có tác dụng loại bỏ những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,... Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục đựoc xử lý:
Khử mùi khử màu
Dùng bộ lọc tự động xúc xả với nhiều lớp vật liệu để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu (nếu có):
Cân bằng pH
Quy chuẩn mới nhất về nước uống đóng chai đã không còn nhắc tới yêu cầu về pH. Tuy nhiên, để việc xử lý nước thuận tiện hơn, nên điều chỉnh pH về mức trung tính (6.5-7.5).
Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây.
Lọc tinh: dùng màng thẩm thấu ngược hoặc màng Nano
Nước được bơm cao áp qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).
Tùy theo chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ lọc cực nhỏ, tới 0.001 micron.
Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại ... sẽ được xả bỏ hoặc được thu hồi để quay vòng.
Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín.
Ngày nay, ngành lọc nước tinh khiết tại các nước phát triển sử dụng màng nano nhiều hơn. Màng nano hạn chế dược nhiều nhược điểm của màng RO: không cần áp cao, không nước thải, bảo dưỡng dễ dàng...
Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím:
Trong quá trình lưu trữ, nước tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trứoc khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn.
Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có)
Giai đoạn cuối: Chiết rót - đóng nắp
Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai.
Quy trình đóng bình 5 Gallon (19, 20 lít)
Chuẩn bị nắp:
Nắp được lấy từ kho đưa vào khu vực rửa nắp để rửa bằng nước thành phẩm qua 04 giai đoạn như:
Giai đoạn 1: Kiểm tra, rửa lần 01 loại bỏ cặn trong quá trình vận chuyển, lần 2 rửa sạch chuyển qua giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Ngâm nắp đã rửa bằng dung dịch tiệt trùng.
Giai đoạn 3 và 4: Tương tự như giai đoạn 1 và 2. Sau đó đưa vào ngăn chứa nắp trong hệ thống để chuẩn bị sản xuất.
Chuẩn bị vỏ bình 5 Gallon.
Giai đoạn 1: Vỏ bình được tập trung tại phòng sơ chế để chà rửa sạch sẽ, xúc rửa lần thứ nhất bằng hóa chất tiệt trùng dùng cho thực phẩm.
Giai đoạn 2: Tiệt trùng vỏ bình.
Vỏ bình tiếp tục được đưa vào máy tự động súc rửa và phải tráng lại bằng nước thành phẩm (nước tinh khiết).
Hóa chất tiệt trùng phải là loại được kiểm nghiệm, có tính sát trùng mạnh nhưng không để lại mùi, phân hủy nhanh, không ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Giai đoạn 3: Vỏ bình được chuyển qua máy chiết nước, đóng nắp tự động.
Giai đoạn 4: Bình được đưa qua băng tải, lúc này bộ phận KCS sẽ kiểm tra bình lần cuối trước khi đưa ra thành phẩm.
Giai đoạn cuối Bình thành phẩm được chuyển qua kho trung chuyển. Bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra lần cuối. Sau hai ngày có kết quả kiểm nghiệm chuyển qua kho bảo quản và phân phối.
Quy trình chiết rót đóng nắp chai PET loại nhỏ (300 – 1500ml)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nắp: Nắp được rửa sạch từ khu vực rửa nắp sau đó được đưa vào ngăn chứa để sản xuất.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị vỏ chai: Vỏ chai mới, được đưa vào băng tải, máy tự động chuyển chai vào, súc rửa bằng nước thành phẩm,
Giai đoạn 3: Chiết nước đóng nắp: Máy tự động chuyển chai đã vô trùng qua hệ thống chiết nước, đóng nắp tự động.
KCS kiểm tra chất lượng chai đã đóng nắp đi ra băng tải. Chuyền qua máy in hạn sử dụng lên nắp chai Chai được lồng nhãn thân và cổ chuyển tự động qua máy sấy màng co.
Đóng thùng thành phẩm chuyển qua kho trung chuyển, thực hiện thủ tục lưu kho…
Kết thúc quy trình sản xuất.
Xem thêm: loc nuoc cong nghiep

0 nhận xét:

Đăng nhận xét